Hạt giống Ớt Huế F1 – Ớt Chỉ Địa – Ớt Sừng Huế cay thơm nồng VTP105

Thêm vào so sánh
Viết đánh giá

Độ sạch > 98%
Độ ẩm 85%
Quy cách: 1g/gói (200 hạt)
Đặc tính giống: Ớt Huế F1 – Giống dễ trồng, sinh trưởng – phát triển khỏe, kháng bệnh tốt, tán rộng, trái màu vàng…

(Giá tốt nhất tại lazada.vn)
Last updated on 10 Tháng Tư, 2024 00:48
Hạt giống Ớt Huế F1 – Ớt Chỉ Địa – Ớt Sừng Huế cay thơm nồng VTP105
Hạt giống Ớt Huế F1 – Ớt Chỉ Địa – Ớt Sừng Huế cay thơm nồng VTP105
  • Độ sạch > 98%
  • Độ ẩm < 8%
  • Tỉ lệ nảy mầm > 85%
  • Quy cách: 1g/gói (200 hạt)
  • Đặc tính giống: Ớt Huế F1 – Giống dễ trồng, sinh trưởng – phát triển khỏe, kháng bệnh tốt, tán rộng, trái màu vàng chuyển đỏ bóng khi chín, năng suất cao, trái suôn dài 10-12cm độ cay và thơm đặc biệt. Đặc biệt đê lâu không bị mềm trái và mất màu.
  • Thời vụ trồng:quanh năm
  • Thời gian thu hoạch: sau 85-90 ngày trồng
  • Khoảng cách trồng: hàng 1.2m x 0.5m
  • Lượng giống cần thiết: 15-20g/1000 m2

Kỹ thuật trồng Ớt Huế:

1. Thời vụ trồng Ớt Sừng Huế: Có thể trồng quanh năm. Tùy vào từng vùng mà lịch xuống giống có khách biệt đôi chút.
2. Kỹ thuật làm đất trồng Ớt Huế:
Yêu cầu về đất trồng ớt:
– Đất phải chọn nơi quang đãng, có nhiều ánh sáng, trước đó 2 – 3 vụ không trồng các cây họ Cà như: cà chua, cà tím, ớt…
– Sau khi dọn đất sạch, cuốc lên một lớp sâu khoảng 2 – 3 tấc (càng sâu càng tốt vì rễ ớt ăn sâu 70 – 80 cm).
– Xáo đất nhỏ lại, nhặt sạch cỏ dại và lên liếp để trồng. Mỗi liếp rộng khoảng 1 – 1,2m, dài tùy ý, cao 15 – 20cm (về mùa mưa hoặc ở những vùng đất thấp có thể làm liếp cao 50 – 60 cm để tránh úng).
– Giữa hai liếp có rãnh rộng 30cm. Khoảng cách trồng 50 – 80cm (25.000 cây/ha).
3. Kỹ thuật gieo cây con:
– Do hạt giống của giống cây nầy rất nhỏ nên nhất thiết phải qua giai đoạn vườn ươm để sản xuất cây con. Sức khỏe của cây con đóng vai trò quan trọng cho sự sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất. Nếu có thể gieo ươm tập trung, với tay nghề cao sẽ tạo cây con khỏe, đồng đều, ít sâu bệnh và giảm giá thành (lượng giống sử dụng: 150 – 200 gr / ha).
– Vườn ươm : Cần chọn đất cao ráo, thoáng, không bị che rợp. Liếp gieo rộng tới 0,8 – 1m, cao 20 – 30cm (tùy mùa vụ và chân đất). Đặt vỉ gieo hoặc bầu gieo lên liếp. Mặt liếp cần bằng phẳng để liếp không đọng nước, cây hưởng ánh nắng, nước tưới và dinh dưỡng đồng đều.
– Đất gieo: Trộn 1 đất + 1 phân chuồng hoai mục + 0,5 tro trấu (nếu có). Cho đất vào bầu hoặc vỉ gieo. Hạt giống được áo bởi thuốc trừ bệnh như Coc 85, Hạt vàng, Metyl MZ, Ridomyl, Benlate hoặc Rovral, trộn 1gr hạt trong 1ml dung dịch thuốc (1gr thuốc + 400ml nước). Sau đó, gieo hạt vào bầu hoặc vỉ gieo. Hạt gieo sâu khoảng 0,5 – 0,7cm. Sau khi gieo, phủ lưới hoặc rơm. Rải Basudin, Diaphos 10 H, Sagosuper 3 G để trừ kiến và tưới ngay sau khi gieo, sau đó tưới nước giữ ẩm mỗi ngày. Khi hạt nẩy mầm, cần gỡ bỏ lưới hoặc rơm ngay để cây cứng cáp.
– Tỉa định hình cây: Cần tiến hành 2 – 3 lần trong suốt giai đoạn vườn ươm, tỉa những bầu có 2 cây, dặm sang chỗ khác. Các lần sau: Tỉa bỏ cây yếu, cây dị hình, dời bầu gieo xa hơn cho cây cứng cáp, kết hợp nhổ cỏ, bón thúc thêm nếu cây xấu.
– Rèn cây: Trước khi cấy 5 – 7 ngày, giảm nước từ từ, trước khi cấy 2 – 3 ngày ngưng tưới (tưới lại khi cây có biểu hiện héo) để rễ phát triển, cây cứng lại thì khi cấy cây ít chết. Trước khi cấy 2 – 3 giờ, cần tưới thật đẫm cho cây hút no nước, chờ ráo nước thì chuyển cây ra ruộng để cấy. Nên cấy cây lúc chiều mát, tránh làm vỡ bầu, ấn chặt gốc và tưới ngay sau khi cấy cho cây không mất sức. Cây con đạt 5 – 6 lá thật (25 – 30 ngày) có thể đem cấy.
4. Kỹ thuật chăm sóc Ớt Huế F1:
– Trồng dặm Ớt Sừng Huế: Sau khi cấy 7 ngày, kiểm tra đồng ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tuới ngay để tránh cây bị héo.
– Cách tưới nước cho Ớt Sừng Huế: Đảm bảo đầy đủ nước cho cây sinh trưởng, giữ ẩm thường xuyên, tránh quá khô hoặc quá ướt.
– Hướng dẫn cách bón phân cho Ớt Sừng Vàng Châu Phi: Bón lót khi làm đất (ha) 30 tấn phân chuồng hoai + 1.500kg vôi (để ớt có nhiều quả)+ 200 kg 20-20-15, nếu có màng phủ nông nghiệp. – Bón thúc: Chia đều số lượng phân NPK còn lại (800kg) làm 4 – 6 lần, giữa các lần bón thúc hoặc thu hoạch có thể phun thêm phân bón lá như Miracle – Gro, Yogen… Khi trái bắt đầu lớn, phun định kỳ CaCl2 0,4% trên trái, ½ tháng/lần.
– Tỉa nhánh – trái: Khi trồng được 20 – 25 ngày, tiến hành tỉa bỏ những nhánh gốc dưới cháng ba của cây, giúp cho cây ra hoa tập trung, dễ chăm sóc, tạo sự thông thoáng cho ruộng, ít bệnh.
– Cắm chà: Cây ớt mang nhiều trái, gặp gió mạnh dễ đổ ngã, cần cắm cây chống đỡ, tốt nhất là 1 cây chà/1 cây ớt, có thể 3 – 4 cây ớt cắm 1 cây chà. Sau đó, dùng dây nilon đen căng thật thẳng theo hàng cây chà đã cắm, căng nhiều tầng, tầng dưới cùng ngay bên dưới điểm phân cành, buộc dây vào thân ớt để cây có thể đứng vững.
5. Thu hoạch Ớt Huế:
Bắt đầu thu hoạch 105 ngày sau khi gieo. Trái non màu trắng, xanh hơi vàng nhạt, khi trái chuyển qua màu vàng (trái già) và một phần trái hơi cam là có thể thu hoạch. Thịt trái dày, rất cay, thơm. Trái dài 10 – 12cm. Nếu chăm sóc tốt, năng suất có thể đạt 25 – 40 tấn/ha.

Specification: Hạt giống Ớt Huế F1 – Ớt Chỉ Địa – Ớt Sừng Huế cay thơm nồng VTP105

Thương hiệu TNP
Xuất xứ thương hiệu Ấn Độ
Model Ớt Huế F1
Xuất xứ Ấn Độ
SKU
-

Người dùng đánh giá

0.0 / 5
0
0
0
0
0
Viết đánh giá

Chưa có đánh già nào.

Hãy là người đầu tiên đánh giá về sản phẩm “Hạt giống Ớt Huế F1 – Ớt Chỉ Địa – Ớt Sừng Huế cay thơm nồng VTP105”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm đã xem

You have not viewed any product yet!
So Sánh Giá
Logo
Các sản phẩm so sánh
  • Total (0)
So sánh