Nông Nghiệp Thông Minh Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu: Trường Hợp Nghiên Cứu Tỉnh Lâm Đồng (Sách Chuyên Khảo)

Thêm vào so sánh

Việt Nam đã và đang chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan như mực nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt, bão, giông, lốc xoáy Không chỉ có tác động đến…

(Giá tốt nhất tại tiki.vn)
Last updated on 26 Tháng Ba, 2024 22:25
Nông Nghiệp Thông Minh Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu: Trường Hợp Nghiên Cứu Tỉnh Lâm Đồng (Sách Chuyên Khảo)
Nông Nghiệp Thông Minh Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu: Trường Hợp Nghiên Cứu Tỉnh Lâm Đồng (Sách Chuyên Khảo)

Việt Nam đã và đang chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan như mực nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt, bão, giông, lốc xoáy Không chỉ có tác động đến môi trường, biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp không những chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu mà còn là ngành gây phát thải khí nhà kính- nguyên nhân thúc đẩy biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, thuật ngữ “nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” (Climate Smart Agriculture- CSA) đã được ra đời. Khái niệm về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) hướng đến cải thiện sự hòa hợp giữa phát triển nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). Mục tiêu của CSA là đảm bảo an ninh lương thực và đạt được các mục tiêu phát triển quan trọng khác trong điều kiện nhu cầu lương thực gia tăng và khí hậu thay đổi. Các sáng kiến CSA giúp cải thiện năng suất một cách bền vững, tăng cường khả năng chống chịu, giảm phát thải khí nhà kính (KNK) và đòi hỏi phải có kế hoạch giải quyết những xung đột và hòa hợp giữa ba trụ cột CSA về năng suất, thích ứng và giảm phát thải.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, cuốn sách được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu; Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh Lâm Đồng; Chương 3: Một số giải pháp phát triển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh Lâm Đồng.

Ở chương 1: Các khái niệm cơ bản về biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn thương, khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích ứng (với biến đổi khí hậu) trong nông nghiệp, an ninh lương thực, nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, tầm quan trọng của nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu đã được nhóm tác giả trình bày rất cụ thể. Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu có thể hiểu những hoạt động nhằm nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của hệ thống nông nghiệp, góp phần ổn định an ninh lương thực, kết hợp với các nhu cầu thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, xây dựng một nền nông nghiệp bền vững. Ở một khía cạnh khác, nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu còn được hiểu giống như một triết lý mà các tổ chức quốc tế đang nỗ lực thúc đẩy. Đó là: nông nghiệp cần phải có một sự đầu tư đáng kể trong việc phát triển các công nghệ có thể hỗ trợ nông dân trong bối cảnh khí hậu biến đổi, chuyển đổi từ các chiến lược hiện tại sang các chiến lược mới có tính đến vấn đề khí hậu và giảm bớt sự phụ thuộc một phần hoặc hoàn toàn vào các phương pháp sản xuất nông nghiệp mà những phương pháp này làm tăng phát thải khí nhà kính. Nội dung chương 1 cũng luận giải về các đặc thù của nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu và các nhân tố tác động đến loại hình nông nghiệp này.

Tại chương 2: Tập trung vào nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh Lâm Đồng. Nhóm tác giả đã trình bày rõ đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội, những tác động của biến đổi khí hậu tới nông nghiệp và phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh Lâm Đồng. Một số mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thích ứng với BĐKH tại Lâm Đồng được nhóm tác giả tìm hiểu và nghiên cứu, đó là: Mô hình nông nghiệp trồng rau thủy canh; Mô hình trồng rau nhà kính theo tiêu chuẩn VietGAP; Mô hình nông nghiệp trồng rau bằng giá thể; mô hình trồng hoa công nghệ cao. Qua phân tích, nhóm tác giả đã nêu rõ kỹ thuật canh tác, khả năng đáp ứng nhu cầu thực hành CSA và những thuận lợi, khó khăn mà các mô hình này gặp phải. Bên cạnh đó, nhóm tác giả còn đề cập đến nông nghiệp hữu cơ (NNHC), bởi mục tiêu của NNHC là đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm chất lượng an toàn với người sử dụng và đem lại hiểu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất. Đây là hoạt động trồng trọt có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong bối cảnh tác động mạnh mẽ của BĐKH toàn cầu, khi nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất đang ngày càng suy kiệt về chất lượng. Qua nghiên cứu thực tiễn các mô hình nông nghiệp trên, nhóm tác giả đã đưa ra được những phân tích nguyên nhân của hạn chế và thành công trong phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Lâm Đồng. Các yếu tố dẫn đến thành công trong việc ứng dụng các mô hình CSA, đó là: về chính sách, khoa học công nghệ, thị trường đầu ra… luôn được tỉnh, các doanh nghiệp, nông dân và người tiêu dùng quan tâm thúc đẩy. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng đã chỉ ra được những tồn tại, hạn chế về việc thực hiện các mô hình CSA là vốn đầu tư, cơ sở vật chất kỹ thuật, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ của người nông dân, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Chương 3: Từ những vấn đề được phân tích ở chương 2, trước bối cảnh quốc tế, trong nước tác động đến sự phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu và một số quan điểm định hướng liên quan đến vấn đề này, nhóm tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh Lâm Đồng. Đó là các giải pháp: (1) Đánh giá nguồn lực phục vụ phát triển nông nghiệp thông minh; (2) Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp công nghệ cao; (3) Chính sách ưu đãi tài chính; (4) Thực hiện hiệu quả chính sách nhân rộng mô hình CSA; (5) Cần tập trung các nguồn lực để hình thành được cụm liên kết ngành nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Lâm Đồng; (6) Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất liên kết, liên doanh theo chuỗi giá trị gắn với thương mại hiện đại; (7) Tiếp tục thực hiện các mô hình thử nghiệm và tập trung vào triển khai những mô hình nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu; (8) Giải pháp về mặt tiếp cận thông tin và thị trường; (9) Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sản xuất nông nghiệp; (10) Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất.

Với những nội dung nghiên cứu trên, hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên; cung cấp cơ sở khoa học các nhà hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp.

Specification: Nông Nghiệp Thông Minh Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu: Trường Hợp Nghiên Cứu Tỉnh Lâm Đồng (Sách Chuyên Khảo)

Công ty phát hành Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội
-

Người dùng đánh giá

0.0 / 5
0
0
0
0
0
Viết đánh giá

Chưa có đánh già nào.

Hãy là người đầu tiên đánh giá về sản phẩm “Nông Nghiệp Thông Minh Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu: Trường Hợp Nghiên Cứu Tỉnh Lâm Đồng (Sách Chuyên Khảo)”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm đã xem

You have not viewed any product yet!
So Sánh Giá
Logo
Các sản phẩm so sánh
  • Total (0)
So sánh