Nghiên Cứu So Sánh Chính Sách Nông Nghiệp Ở Trung Quốc, Thái Lan, Israel Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam

Thêm vào so sánh

Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia bởi nó là ngành sản xuất khởi đầu của quá trình sản xuất vật chất tron…

(Giá tốt nhất tại tiki.vn)
Last updated on 29 Tháng Hai, 2024 22:45
Nghiên Cứu So Sánh Chính Sách Nông Nghiệp Ở Trung Quốc, Thái Lan, Israel Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
Nghiên Cứu So Sánh Chính Sách Nông Nghiệp Ở Trung Quốc, Thái Lan, Israel Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam

Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia bởi nó là ngành sản xuất khởi đầu của quá trình sản xuất vật chất trong xã hội loài người. Trong thế giới hiện tại, phát triển nông nghiệp bền vững đang được coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá lộ trình phát triển kinh tế của một đất nước. Với Việt Nam, sự đóng góp của nông nghiệp, nông thôn vào sự phát triển chung lại càng được chú trọng và là một trong những tiêu chí để đánh giá kết quả phát triển và ngày càng nhận được sự quan tâm không chỉ của các nhà nghiên cứu mà còn của nhiều người quan tâm khác.

Tuy nhiên, trước tình trạng CNH, HĐH nông nghiệp đã và đang gây ra nhiều hậu quả về mặt môi trường cũng như bất công về thu nhập đối với nông dân nghèo. Chính phủ các nước đã tập trung vào mô hình nông nghiệp bền vững và đảm bảo ít tác động tới hệ sinh thái. Một nền nông nghiệp được coi là bền vững khi đạt được ba mục đích: (1). Có hiệu quả kinh tế cao; (2). Đảm bảo công bằng kinh tế và công bằng xã hội; (3); Gìn giữ và làm phong phú môi trường sinh thái. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững để đạt giá trị lớn hơn về kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, an sinh xã hội và hạn chế ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp bách.

Trước thực tế nêu trên, tháng 4/2018, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã phát hành ấn phẩm “Nghiên cứu so sánh chính sách nông nghiệp ở Trung Quốc, Thái Lan, Israel và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” do PGS.TS. Phạm Thị Thanh Bình (Chủ biên). Nội dung cuốn sách đề cập đến nhiều khía cạnh, vấn đề nổi lên trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững của các quốc gia nêu trên. Ngoài phần Mở đầu, kết luận, cuốn sách được cấu trúc thành 5 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững; Chương 2: Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của Trung Quốc; Chương 3: Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của Thái Lan; Chương 4: Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của Israel; Chương 5: Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam.

Tại chương 1 bạn đọc sẽ được tiếp cận với các vấn đề mang tính lý thuyết về cơ sở lý luận và thực tiễn trong phát triển nông nghiệp bền vững. Thông qua các khái niệm về chính sách, chính sách nông nghiệp, chính sách phát triển nông nghiệp bền vững; Các đặc trưng và tiêu chí đánh giá tính bền vững, cuốn sách đã cung cấp nhiều thông tin, khẳng định phát triển nông nghiệp bền vững tức là nâng cao chất lượng môi trường và nguồn lực được dùng trong nông nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu nông sản cho con người và nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp, đảm bảo khả thi về kinh tế đi đối với nâng cao chất lượng cuộc sống. Mặc dù, tùy từng vùng, quốc gia và điều kiện nghiên cứu, chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững có khác nhau, nhưng các chỉ tiêu chung sử dụng để đánh giá chính sách phát triển nông nghiệp bền vững đều được nhìn nhận chung theo 3 chiều cạnh là kinh tế – xã hội và môi trường.

Chương 2 luận bàn về chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của Trung Quốc trên 3 cách tiếp cận chính đó là: Quan điểm, chiến lược phát triển nông nghiệp của Trung Quốc; Chinh sách phát triển nông nghiệp bền vững và Kết quả thực thi chính sách: Thành tựu và hạn chế. Thông qua các nghiên cứu có liên quan đến chính sách quản lý và sử dụng đất; chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp; chính sách phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ tài chính cho nông nghiệp nhằm khuyến khích thị trường tín dụng nông nghiệp; phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp. Các nhà khoa học đã chỉ ra được các thành tựu và hạn chế trong chính sách phát triển nông nghiệp của Trung Quốc, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các nguyên nhân của những hạn chế đó là: (1). Do quá trình quản lý đất chưa tốt; (2). Thủ phạm của việc xói mòn đất là việc sử dụng phân bón tổng hợp khiến đất bị chua, mặn và cản trở hoạt động của nấm, vi khuẩn rễ cây giúp lưu trữ các bon; (3). Do dân số tăng và áp lực về nhu cầu tiêu thụ thực phẩm ngày càng lớn. Qua đó các tác giả khẳng định, là một quốc gia đông dân, dân cư chủ yếu sống tại vùng nông thôn. Trung Quốc rất quan tâm đến phát triển nông nghiệp thâm canh với trình độ kĩ thuật cao, nhất là sản xuất các loại giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất và chất lượng cao cùng với kĩ thuật canh tác tiên tiến. Nhằm phát triển môi trường bền vững trong nông nghiệp, chính phủ đã lập lại chính sách thuế đánh vào thuốc trừ sâu và phân bón. Đồng thời, áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích, hỗ trợ người nông dân, nhờ vậy, thu nhập của người nông dân luôn được cải thiện.

Chương 3 luận bàn về chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của Thái Lan. Thông qua việc phân tích chính sách hỗ trợ nông nghiệp, trợ giá nông sản; Chính sách công nghiệp hóa nông thôn, ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại; Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển nông nghiệp sạch, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm; Thiết lập hệ thống đảm bảo rủi ro cho nông dân. Cùng việc nghiên cứu một cách hệ thống các quan điểm chiến lược phát triển nông nghiệp tại Thái Lan các nhà khoa học cho rằng mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển nông nghiệp, nhưng Thái Lan cũng đang phải đối mặt với những khó khăn chung do diện tích đất canh tác đang có xu hướng giảm; Còn gặp nhiều hạn chế trong ứng dụng khoa học giữa các vùng, miền; Hạn chế về môi trường, tài nguyên đất, nước và tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Nguyên nhân của những hạn chế này là do tốc độ CNH, do sự mở rộng các khu công nghiệp, giải trí và sự tăng nhanh của những đô thị lớn; Chi phí sản xuất tăng và năng suất lao động nông nghiệp giảm; Chất lượng đất xuống cấp, cạn kiệt do khai thác quá mức dẫn đến tình trạng bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp.

Chương 4 luận bàn về chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của Israel. Dựa trên các nghiên cứu về quan điểm, chiến lược và chính sách nông nghiệp bền vững của Israel trên các chiều cạnh: đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D); đầu tư cho khoa học kĩ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp; đầu tư phát triển công nghệ cao và các dịch vụ công nghệ hiện đại phục vụ nông dân; chính sách phối hợp chặt chẽ giữa: nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà tư vấn và nhà nông; hoạt động bảo hiểm nông nghiệp. Các nhà khoa học cũng chỉ ra được các thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong nông nghiệp của Israel là do công nghệ nông nghiệp phát triển ngày càng hiện đại, sản lượng nông nghiệp tăng đã dẫn đến sự sụt giảm số lượng lao động nông nghiệp; do điều kiện tự nhiên của Israel vô cùng khắc nghiệt, không thuận lợi cho canh tác nông nghiệp; do nông nghiệp Israel không tránh khỏi việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Mặc dù vậy, đây vẫn là quốc gia có chính sách nông nghiệp đồng bộ; Sự hợp tác mật thiết và liên tục giữa các nhà nghiên cứu và nhà nông cùng các ngành dịch vụ và công nghiệp liên quan tới nông nghiệp đã giúp cho năng suất lao động nông nghiệp tăng cao. Hoạt động nghiên cứu và phát triển theo hướng ứng dụng đã được tiến hành ở Israel từ rất sớm, giúp ngành nông nghiệp phát triển dựa vào khoa học và công nghệ và trở thành quốc gia có nên nông nghiệp phát triển nhất thế giới.

Chương 5 tập trung luận bàn về chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam. Qua việc phân tích các quan điểm, chiến lược, chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam trên các chiều cạnh: Chính sách đất đai, hướng tới sử dụng bền vững; Chính sách ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ trong phát triển nông nghiệp; Chính sách tái cơ cấu nông nghiệp; Chính sách khác hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững. Các nhà khoa học đã có nhiều đánh giá tổng quan về thành tựu, hạn chế cũng như các nguyên nhân còn tồn tại dẫn tới các hạn chế trong phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam đó là: (1). Hệ thống, cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp thiếu tính rõ ràng, đột phá; (2). Môi trường kinh doanh nông nghiệp quá thấp; (3). Đầu tư từ ngân sách nhà nước và các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Qua đó, các tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệp cho phát triển nông nghiệp Việt Nam, tập trung vào bài học về quy hoạch và quản lý sử dụng đất nông nghiệp để bảo vệ nông dân; bài học về nâng cao ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản; bài học về phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường; bài học về hỗ trợ tài chính có hiệu quả cho nông nghiệp và nâng cao mức sống của cư dân nông thôn; bài học về tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào phát triển nông nghiệp. Đồng thời, các tác giả cũng gợi ý các giải pháp để phát triển nông nghiệp hướng tới việc đổi mới mô hình tăng trưởng, tiếp tục cái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; Thực hiện quy hoạch nông nghiệp theo hướng dựa vào thị trường mở, để bảo tồn diện tích nông nghiệp; Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm ở các vùng sâu, vùng xa; Nâng cao năng lực quản lý và ứng phó rủi ro liên quan đến thời tiết và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cũng như các rủi ro về thị trường; Tăng cường đầu tư công vào các công trình phòng chống thiên tai, giảm tác động bất lợi về môi trường…

Hy vọng với các nội dung như trên, cuốn sách sẽ trở thành tài liệu tham khảo bổ ích với nhiều độc giả.

Xin trân trọng giới thiệu./.

Specification: Nghiên Cứu So Sánh Chính Sách Nông Nghiệp Ở Trung Quốc, Thái Lan, Israel Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam

Công ty phát hành Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội
-

Người dùng đánh giá

0.0 / 5
0
0
0
0
0
Viết đánh giá

Chưa có đánh già nào.

Hãy là người đầu tiên đánh giá về sản phẩm “Nghiên Cứu So Sánh Chính Sách Nông Nghiệp Ở Trung Quốc, Thái Lan, Israel Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm đã xem

You have not viewed any product yet!
So Sánh Giá
Logo
Các sản phẩm so sánh
  • Total (0)
So sánh